Tin tức
Các loại thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình mùa dịch COVID-19 (Ngày 23/09/2021)
Thuốc acetaminophen còn có liều cực mạnh là 650mg mỗi viên, có thể dùng cho đau xương khớp hoặc đau nhức. Tối đa không quá 4 viên/ngày với người không có bệnh lý gan, thận. Với loại thuốc này sau khi uống mà tình trạng đau nhức hoặc hạ sốt không giảm, thì nên đến gặp bác sĩ.
Tuy nhiên, các thuốc nhóm này có thể có tác dụng phụ nguy hiểm như loét dạ dày dẫn đến xuất huyết và tổn thương thận. Liều dùng tùy theo loại thuốc trong nhóm.
Chỉ nên uống tối đa 2-3 viên mỗi ngày và ngừng thuốc ngay nếu có những triệu chứng như đau dạ dày hoặc buồn nôn. Nếu có bệnh thận mạn tính hoặc tiền sử loét dạ dày, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc NSAID.
- Dị ứng da như nổi mề đay, ngứa, hay nổi mẩn đỏ thường gặp khi tiếp xúc với phấn hoa, hóa chất, hay ăn đồ biển. Khi có triệu chứng dị ứng này, có thể uống một trong thuốc này. Tuy nhiên nếu sau khi uống thuốc vài ngày mà vẫn còn các triệu chứng, da nổi nhiều thì cần đi gặp bác sĩ.
Thuốc dị ứng ức chế chất histamin tiết ra từ tế bào miễn dịch gây ngứa và sưng đỏ da. Trong nhóm này có thuốc gây buồn ngủ như diphenhydramine, cần thận trọng và không nên lái xe khi uống.
Thuốc dùng khi tình trạng viêm loét bao tử, ợ chua, ăn không tiêu, đau tức ngực, đầy hơi (do quá nhiều acid)... có thể sử dụng thuốc trước khi đi khám để giảm triệu chứng. Chỉ uống omeprazole/lansoprazole trong thời gian ngắn, tối đa 2 tuần.
Cần gặp bác sĩ để làm xét nghiệm tìm vi khuẩn H.Pylori nếu vẫn còn bị đau sau khi uống PPI. Thuốc PPI uống vào vài giờ sau mới bắt đầu có tác dụng.
Thuốc giảm acid kháng histamin H2 như famotidine là loại nhẹ hơn nhóm PPI, có thể uống lâu hơn 2 tuần do thuốc ít có tác dụng phụ hơn omeprazole. Không uống kèm với rượu vì tác dụng phụ nhức đầu hay chóng mặt tăng cao. Thuốc kháng histamine H2 uống vào 1-2 giờ sau mới có tác dụng.
Thuốc kháng acid là loại uống vào để trung hòa acid, nên có hiệu quả tức thì trong vòng 30 phút. Nếu đau dạ dày thì nên dùng 1 viên nhai tums/calcium carbonate, sau đó uống kèm famotidine/PPI để giảm hẳn cơn đau.
Các loại thuốc giảm acid/kháng acid đều có thể có tác dụng phụ như chóng mặt nhẹ.
Nếu triệu chứng táo bón vẫn còn, có thể uống thêm thuốc làm mềm phân hay thuốc kích thích đẩy phân ra ngoài.
Thuốc chữa táo bón có rất nhiều loại, từ nhẹ đến nặng. Nhưng chỉ nên dùng tại nhà loại nhẹ và vừa. Các loại thuốc táo bón nặng dùng không cẩn thận có thể dẫn đến mất nước, kiệt sức, hay mất cân bằng chất điện giải.
Các loại thuốc uống có thể dùng tại nhà là: Docusate làm mềm phân; psyllium tăng chất xơ; dầu mineral oil để dễ đi cầu...
Nếu táo bón mạn tính cần phải gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân để có biện pháp điều trị phù hợp.
Guaifenesin trị ho bằng cách giảm đờm trong thanh quản, giảm khó chịu và giảm ho. Trong khi dextromethorphan ức chế phản xạ ho.
Kết hợp Dextro/Guaifenesin chữa ho giảm đờm khá hiệu quả. Dùng thuốc dị ứng loratadine có thể giảm ho nếu ho do dị ứng.
Nếu nghẹt mũi có thể dùng thuốc xịt fluticasone hay oxymetazoline. Có thể dùng thuốc pseudoephedrine để cải thiện.
Lưu ý là không nên dùng thuốc xịt mũi quá lâu do có thể gây nghẹt mũi trở lại nặng hơn.
Cần tập các bài hít thở để tăng không khí đường mũi.
Thuốc nhỏ mắt dị ứng chứa ketotifen fumarate dùng điều trị tình trạng đỏ mắt, ngứa mắt, hay viêm sưng mắt.