Tin tức
Bài thuốc chữa bệnh từ các bộ phận của cây gạo (29/09/2015)
Theo y học cổ truyền, vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, đi lỏng, đau khớp cổ chân và khớp gối, viêm loét ngoài da...
Cây gạo, còn được gọi là mộc miên, cổ bối, ban chi hoa, anh hùng thụ...
Theo y học cổ truyền, vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, đi lỏng, đau khớp cổ chân và khớp gối, viêm loét ngoài da... Hoa gạo vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải độc chỉ huyết, thường dùng để trị tiêu chảy, kiết lỵ... Rễ gạo vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, thu liễm chỉ huyết (giải nhiệt và thấp trong cơ thể, cầm máu băng se vết thương).
Một số bài thuốc dùng cây gạo chữa bệnh:
- Viêm khớp mạn tính, đau lưng và đau gối mạn tính: Rễ gạo 30 - 60g, sắc hoặc ngâm rượu uống.
- Sưng nề do chấn thương: Vỏ thân hoặc rễ cây gạo ngâm rượu xoa ngoài hoặc giã nát đắp vào vị trí tổn thương. Hoặc vỏ thân cây gạo 100g, củ nghệ vàng già 100g. Vỏ gạo cạo bỏ vỏ ngoài, băm nhỏ, giã nát với nghệ thái mỏng, dùng dấm thanh và rượu cho vào sao rồi chườm hoặc đắp vào vết thương khi còn nóng.
- Chữa bong gân: Vỏ cây gạo 16g (cạo bỏ vỏ ngoài, sao rượu), lá lốt 16g (sao vàng), sắc với 750ml nước, cô còn 250ml, chia uống 2 lần trong ngày.
- Chữa đau răng: Vỏ thân cây gạo 15 - 20g sắc đặc, ngậm nhiều lần trong ngày.